Tại sao lại có bảng chữ cái Hán tự tiếng Nhật? - Blog học tiếng Nhật online

Blog học tiếng Nhật online

Được đánh giá là trung tâm tiếng Nhật hàng đầu, SOFL hiện có 6 cơ sở tại Hà Nội và một chi nhánh tại HCM, mang tới cho người học những khóa học chất lượng nhất

Search Bar

Khuyễn Mại tháng 3

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Tại sao lại có bảng chữ cái Hán tự tiếng Nhật?

Bảng chữ cái Hán tự tiếng Nhật còn được biết đến với tên gọi bảng chữ Kanji, là một phần quan trọng trong hệ thống bảng chữ cái Quốc ngữ Nhật Bản. Khác với hai bảng chữ cái còn lại là Hiragana và Katakana - Số lượng Kanji rất lớn, cũng rất phức tạp.

1. Lịch sử xuất hiện chữ Hán tại Nhật Bản

Theo ghi nhận của sử sách, khoảng Thế kỷ 5 TCN, Hán tự xuất hiện tại Đất nước này với tên gọi Kanji - 漢字; còn hệ thống chữ viết được gọi tên là Kanbun - 漢文- Hán văn.

Do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và một phần để đảm bảo giao thương buôn bán lúc này, dần dần Nhật Bản đã hình thành nên hệ thống chữ viết tượng hình.

2. Số lượng chữ Hán thường dùng

Hiện nay, các văn bản của Nhật có đến hơn 90% sử dụng Hán tự, điều đó có nghĩa, học Hán tự là yếu tố tiên quyết để bạn thành công với ngôn ngữ này.

Số lượng chữ Kanji được dùng chính thức trong ngành Xuất bản là 2136 chữ, số lượng chữ Kanji mà Bộ giáo dục Nhật Bản yêu cầu đưa vào giảng dạy là 1945 chữ. Đồng thời, người Nhật sử dụng chữ Hán phồn thể (Tức là tất cả các nét viết từ khi chữ Hán cổ) chứ không phải chữ Hán giản thể thường dùng ngày nay.

3. Bộ thủ trong chữ Hán

Để có thể học chữ Hán thuận lợi, trước tiên người học phải nắm rõ 214 bộ Thủ, các nét cơ bản và các quy tắc chuẩn để viết chữ. 
Bộ Thủ được xem như các âm tiết trong bảng chữ cái Hán tự tiếng Nhật, đa số chữ Hán hoàn chỉnh sẽ được ghép từ các chữ khác nhau thuộc bộ Thủ.

Tùy vào vị trí của bộ Thủ trong chữ Kanji mà sẽ có sự thay đổi về ngữ nghĩa cũng như cách phát âm.

  • Bên trái: - Bộ “điền” 田 và chữ “các” 各 ⇒ LƯỢC
  • Bên phải:  - Bộ “nguyệt” 月 và chữ “kỳ” 其 ⇒ KỲ
  • Bên trên: - Bộ “thảo” 艸 và chữ “uyển” 夗 ⇒ UYỂN
  • Bên dưới - Bộ “tâm”  心 và chữ “Sĩ” 士 ⇒ CHÍ
  • Trên và dưới - Bộ “nhị” 二  và “nhật” 日 ⇒ TUYÊN
  • Giữa- Bộ “Nhật” 日  và chữ “xích” 尺  ở trên, chữ “nhất” ở dưới 一 ⇒ TRÚ
  • Góc trên bên trái - Bộ “hộ” 戸 và chữ “phương” 方 ⇒ PHÒNG
  • Góc trên bên phải - Bộ “dặc” 弋  và “công” 工 ⇒ THỨC
  • Góc dưới bên trái - Bộ “tẩu” 走 và “kỷ” 己 ⇒ KHỞI
  • Đóng khung - Bộ “vi” 囗 và chữ “ngọc” 玉 ⇒ QUỐC
  • Khung mở bên dưới - Bộ “môn”  門 và “nhật” 日 ⇒ GIAN
  • Khung mở bên trên - Bộ “khảm” 凵 và “thổ”土 ⇒ KHỐI
  • Khung mở bên phải - Bộ “phương” 匚 và “thi”  矢 ⇒ Y
  • Trái và phải - Bộ “hành”  行 và “khuê” 圭 ⇒ NHAI

8 nét cơ bản trong Hán tự nói chung và bộ Thủ nói riêng:


  • Nét chấm(丶) 
  • Nét ngang(一) 
  • Nét sổ thẳng(丨) 
  • Nét hất nét cong
  • Nét phẩy(丿) 
  • Nét mác (乀) 
  • Nét gấp giữa 
  • Nét móc(亅) 

Quy tắc viết chữ Kanji:


  • Ngang viết trước sổ viết sau : 十 → 一 十
  • Phẩy viết trước mác viết sau : 八 → 丿 八
  • Trên viết trước dưới viết sau : 二 → 一 二
  • Trái viết trước phải viết sau : 你 → 亻 尔
  • Ngoài viết trước trong viết sau : 月 → 丿 月
  • Vào viết trước đóng viết sau : 国 → 丨 冂 国
  • Giữa viết trước hai bên viết sau : 小 → 小

Trên đây là những thông tin cơ bản về bảng chữ cái Hán tự tiếng NhậtTrung tâm Nhật ngữ SOFL đã tổng hợp. Các bài viết chi tiết hơn về chữ Kanji sẽ được trình bày trong chuyên mục lần sau, các bạn nhớ theo dõi và cập nhật thêm nhé. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here