Người Nhật xưng hô trong gia đình như thế nào? Chắc đó cũng là câu hỏi của nhiều bạn khi tiếp cận với văn hóa Nhật Bản. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về ngôn ngữ của Nhật Bản nhé!
Thông thường người Nhật sẽ gọi một người đã có con cái là Otou-san, Okaa-san thay cho con cái của những người được gọi. Ví dụ anh A gặp anh B, chị C (cũng ngang ngang tuổi với mình) và gặp bé D (là con anh B và chị C) thì có thể gọi anh B là “Otou-san”, gọi chị C là “Okaa-san”, dịch ra tiếng Việt thì kiểu như là “ba bé D”, “mẹ bé D”. Nhưng mà cách gọi tốt nhất vẫn là “[Tên]-san”.
1. Thế người Nhật gọi cha mẹ họ trong nhà là gì?
Họ thường gọi là Otou-san, Okaa-san, giống như “ba má” hay “bố / mẹ”. Nếu gọi thân mật hơn thì sẽ là Tou-chan, Kaa-chan.
Cách khác gọi cha, mẹ:
Ba tôi / bố tôi: Chichi / Chichi-oya (khi nói với người khác)
Má tôi / mẹ tôi: Haha / Haha-oya (khi nói với người khác)
Không nói là “Watashi no otou-san, watashi no okaasan”. (Không bao giờ dùng “san” khi nói về mình, người trong gia đình mình hay người phe mình.)
2. Ông, bà trong tiếng Nhật cũng vậy
– Thông thường: Ojii-san, Obaa-san
– Thân mật: Ojii-chan, Obaa-chan (đừng bỏ “O”)
3. Cách gọi anh chị em của người Nhật
Anh: Onii-san / Onii-chan / Nii-chan
Chị: Onee-san / Onee-chan / Nee-chan
Em: Gọi tên (tên không không có “san” nhé) / Kimi (hơi lịch sự quá!) / Omae (“mày”, suồng sã)
Ở vùng Kansai (Osaka) thì lại có cách gọi riêng:
Anh: Aniki
Chị: Aneki
Em: gọi tên
4. Cách gọi cô, dì, chú, bác
Cô, dì: Oba-san / Oba-chan
Chú, bác, cậu: Oji-san / Oji-chan
5. Cách cha mẹ gọi con cái
Cũng giống như Việt Nam, cha mẹ gọi con cái sẽ dùng tên ví dụ: Naoko, Takeshi
Hoặc các cách gọi khác:
Naoko-chan, Takeshi-kun: Thân mật
Omae: Suồng sã
Anata: Lịch sự, xa cách (như kiểu cha mẹ gọi con cái là “anh”, “chị” trong tiếng Việt)
Ngoài ra: trong các gia đình quý tộc hay vua chúa hoặc gọi trong các buổi lễ quan trọng sẽ là Otou-sama, okaa-sama
6. Quan hệ gia đình ở Nhật Bản
Trong các gia đình lớn ở Nhật Bản bao gồm rất nhiều thế hệ và các mối quan hệ phức tạp: ông - bà, ông bà - con cái, bố - mẹ, ông bà - các cháu, bố mẹ chồng - con dâu,... Nổi bật trong số đó là cha mẹ - con cái và quan hệ vợ chồng trong các gia đình nhỏ và quan hệ mẹ chồng - con dâu, ông bà - các cháu trong gia đình lớn.
Vào trước chiến tranh thế giới thứ hai, những người làm cha mẹ có quyền lực vô cùng lớn, con cái trong nhà hoàn toàn phải phục tùng ý kiến và nghe lời theo sự chỉ đạo của cha mẹ.
Về cơ bản, mối quan hệ trong gia đình sẽ dựa trên nền tảng về chế độ gia trưởng, tôn ti trật tự trong nhà sẽ được tính theo lứa tuổi và giới tính: người ít tuổi phải tôn trọng người lớn tuổi, nữ giới phải tôn trọng nam giới. Người đứng đầu trong một gia đình sẽ có những đặc quyền riêng với quyền lực lớn nhất, mọi người đều phải nghe theo và không được tranh cãi. Tương tự như thế, trong mối quan hệ vợ chồng cũng không được bình đẳng bởi người chồng có toàn quyền đối với người vợ, điều này thậm chí còn được luật pháp và tập quán thừa nhận như một lẽ hoàn toàn tự nhiên.
Tới sau năm 1945, sự gia trưởng và bất bình đẳng trong các gia đình Nhật Bản đã được thay đổi bởi áp lực của các lực lượng tiến bộ, các phong trào đòi cải cách dân chủ ở Nhật Bản. Hiến pháp đã ra những quy định cụ thể về các vấn đề liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ về gia đình. Sự gia trưởng được xóa bỏ hoàn toàn, quan hệ vợ chồng bình đẳng và hoàn toàn có quyền giống như nhau.
Đối với mối quan hệ cha mẹ - con cái ngày nay khác rất nhiều so với trước kia, con người có thể tự mình định hướng cho con đường tương lai qua việc tự chọn nghề nghiệp, hôn nhân và gia đình của mình,đặc biệt trong các thành phố lớn thì những biểu hiện này càng rõ ràng hơn.
Các bạn đã biết cách người Nhật xưng hô trong gia đình như thế nào rồi phải không? Còn rất nhiều điều thú vị nữa đang chờ bạn khám phá về văn hóa Nhật Bản. Cùng khám phá trong những bài sau nhé!
>>> Xem thêm : Chào hỏi bằng tiếng Nhật
1. Thế người Nhật gọi cha mẹ họ trong nhà là gì?
Họ thường gọi là Otou-san, Okaa-san, giống như “ba má” hay “bố / mẹ”. Nếu gọi thân mật hơn thì sẽ là Tou-chan, Kaa-chan.
Cách khác gọi cha, mẹ:
Ba tôi / bố tôi: Chichi / Chichi-oya (khi nói với người khác)
Má tôi / mẹ tôi: Haha / Haha-oya (khi nói với người khác)
Không nói là “Watashi no otou-san, watashi no okaasan”. (Không bao giờ dùng “san” khi nói về mình, người trong gia đình mình hay người phe mình.)
2. Ông, bà trong tiếng Nhật cũng vậy
– Thông thường: Ojii-san, Obaa-san
– Thân mật: Ojii-chan, Obaa-chan (đừng bỏ “O”)
3. Cách gọi anh chị em của người Nhật
Anh: Onii-san / Onii-chan / Nii-chan
Chị: Onee-san / Onee-chan / Nee-chan
Em: Gọi tên (tên không không có “san” nhé) / Kimi (hơi lịch sự quá!) / Omae (“mày”, suồng sã)
Ở vùng Kansai (Osaka) thì lại có cách gọi riêng:
Anh: Aniki
Chị: Aneki
Em: gọi tên
4. Cách gọi cô, dì, chú, bác
Cô, dì: Oba-san / Oba-chan
Chú, bác, cậu: Oji-san / Oji-chan
5. Cách cha mẹ gọi con cái
Cũng giống như Việt Nam, cha mẹ gọi con cái sẽ dùng tên ví dụ: Naoko, Takeshi
Hoặc các cách gọi khác:
Naoko-chan, Takeshi-kun: Thân mật
Omae: Suồng sã
Anata: Lịch sự, xa cách (như kiểu cha mẹ gọi con cái là “anh”, “chị” trong tiếng Việt)
Ngoài ra: trong các gia đình quý tộc hay vua chúa hoặc gọi trong các buổi lễ quan trọng sẽ là Otou-sama, okaa-sama
6. Quan hệ gia đình ở Nhật Bản
Trong các gia đình lớn ở Nhật Bản bao gồm rất nhiều thế hệ và các mối quan hệ phức tạp: ông - bà, ông bà - con cái, bố - mẹ, ông bà - các cháu, bố mẹ chồng - con dâu,... Nổi bật trong số đó là cha mẹ - con cái và quan hệ vợ chồng trong các gia đình nhỏ và quan hệ mẹ chồng - con dâu, ông bà - các cháu trong gia đình lớn.
Vào trước chiến tranh thế giới thứ hai, những người làm cha mẹ có quyền lực vô cùng lớn, con cái trong nhà hoàn toàn phải phục tùng ý kiến và nghe lời theo sự chỉ đạo của cha mẹ.
Về cơ bản, mối quan hệ trong gia đình sẽ dựa trên nền tảng về chế độ gia trưởng, tôn ti trật tự trong nhà sẽ được tính theo lứa tuổi và giới tính: người ít tuổi phải tôn trọng người lớn tuổi, nữ giới phải tôn trọng nam giới. Người đứng đầu trong một gia đình sẽ có những đặc quyền riêng với quyền lực lớn nhất, mọi người đều phải nghe theo và không được tranh cãi. Tương tự như thế, trong mối quan hệ vợ chồng cũng không được bình đẳng bởi người chồng có toàn quyền đối với người vợ, điều này thậm chí còn được luật pháp và tập quán thừa nhận như một lẽ hoàn toàn tự nhiên.
Tới sau năm 1945, sự gia trưởng và bất bình đẳng trong các gia đình Nhật Bản đã được thay đổi bởi áp lực của các lực lượng tiến bộ, các phong trào đòi cải cách dân chủ ở Nhật Bản. Hiến pháp đã ra những quy định cụ thể về các vấn đề liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ về gia đình. Sự gia trưởng được xóa bỏ hoàn toàn, quan hệ vợ chồng bình đẳng và hoàn toàn có quyền giống như nhau.
Đối với mối quan hệ cha mẹ - con cái ngày nay khác rất nhiều so với trước kia, con người có thể tự mình định hướng cho con đường tương lai qua việc tự chọn nghề nghiệp, hôn nhân và gia đình của mình,đặc biệt trong các thành phố lớn thì những biểu hiện này càng rõ ràng hơn.
Các bạn đã biết cách người Nhật xưng hô trong gia đình như thế nào rồi phải không? Còn rất nhiều điều thú vị nữa đang chờ bạn khám phá về văn hóa Nhật Bản. Cùng khám phá trong những bài sau nhé!
>>> Xem thêm : Chào hỏi bằng tiếng Nhật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét