Dạy tiếng Nhật tốt cần những yếu tố nào?
Có thể hiểu một tiết dạy tốt của người thầy bao hàm cả tiết học tốt của trò. Tiết dạy tốt phải là tiết dạy dễ hiểu, rõ ràng, rành mạch, có trật tự, làm cho học sinh hứng thú, chăm chú nghe giảng một cách tập trung. Dạy xong, học sinh nắm vững nội dung bài giảng, khắc sâu được kiến thức trọng tâm, ứng dụng làm được bài tập, nếu là môn khoa học tự nhiên.
Với môn học… ngoài việc hiểu bài, cảm nhận đầy đủ, sâu sắc nội dung, các em còn lắng đọng suy tư về những ý tưởng, về các sự kiện, về những hoạt động, văn hóa của nước khác, nhân vật trong bài học mà giáo viên đã truyền đạt. Do đó, để dạy được tốt, giáo viên phải đối mặt với nhiều yêu cầu và đòi hỏi về nhiều mặt, không chỉ một tiết dạy mà cả một đời dạy học, một “cái nghiệp” mà mình đã chọn.
Để dạy tiếng Nhật tốt cần những điều gì?
- Giáo viên phải có một vốn kiến thức sâu rộng về tiếng Nhật, để có thể “lớn hơn học sinh một cái đầu” và “để biết mười mà dạy một”.
- Nắm vững các phương pháp. Ta thường nói “nội dung nào phương pháp ấy”. Dạy hóa học không thể mô tả chung chung mà phải làm thí nghiệm phản ứng hóa học. Dạy trên lớp phải có những ví dụ, những trò chơi áp dụng sinh động. Dạy trực tuyến phải trực quan, tài liệu dễ hiểu, cách học riêng để các em được nắm chắc các kiến thức mà mình được tiếp nhận…
Tìm hiểu thêm về khóa học tiếng Nhật trực tuyến hiệu quả:
- Phân phối thời gian hợp lý. Xác định cho được đâu là nội dung trọng tâm của bài, để dành thời gian thích đáng. Có như vậy mới tránh được miên man sa đà vào những phần “râu ria”.
- Phải quan tâm đến đối tượng học sinh mà ta giảng dạy. Đã đành cùng một lớp là có một trình độ phổ thông như nhau, nhưng lại khác biệt về mặt tâm sinh lý. Có em hay lơ đãng, thiếu tập trung, có em tiếp thu chậm,… Vì vậy, với một người thầy, ta vẫn phải có trách nhiệm quan tâm đến tất cả các em, dù chỉ dạy vài buổi/ tuần. Có thể bằng nhiều cách, bất chợt hỏi một câu để “đánh thức” một em đang lơ đãng, hay đặt một câu hỏi để kiểm tra em tiếp thu chậm, hoặc hỏi cả lớp xem có nội dung nào chưa hiểu để giảng lại kỹ hơn,… như vậy các em sẽ học tiếng Nhật tốt hơn.
- Cần chuẩn bị kỹ, để có thể sẵn sàng giải đáp được các câu hỏi của học sinh đặt ra. Có thể có những câu hỏi thật thông minh, cũng có thể có những câu hỏi “cắc cớ, ngớ ngẩn” mà ta chưa lường hết được. Nếu hết thời gian hoặc “bí quá” ta đành khất lại buổi học sau để tra cứu thêm. Điều đó, chẳng có gì đáng sĩ diện cả, chỉ có dạy sai kiến thức mới đáng “mắc cỡ” thôi.
Để dạy tiếng Nhật tốt tốt giáo viên cần phải học, và tiếp tục học hoài để tích lũy kiến thức. giáo viên phải có một quá trình chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho một tiết dạy, không được hời hợt chủ quan. Tất nhiên là phải bám vào nội dung chính của sách giáo khoa. Vì đó là “pháp lệnh”. Song không quá câu nệ và lệ thuộc vào sách mà phải tìm tòi chuẩn bị thêm một số kiến thức, một vài ví dụ để mở rộng, để minh họa, làm phong phú thêm cho bài giảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét